Tổng hợp đầy đủ 22 hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội mới nhất

Trong nhiều năm qua, các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam. Nó đã trực tiếp khiến không ít người trở thành nạn nhân, chịu thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho bản thân và gia đình phải gồng gánh một khoản nợ khổng lồ mà khống biết khi nào mới trả hết được. Dưới đây là 22 hình lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội mới nhất và điện thoại mà người dùng cần nhận diện để có thể phòng tránh.

Screenshot 167

Tại sao hiện tượng lừa đảo trên không gian mạng trở nên phổ biến?

Sự phát triển của công nghệ, internet thần tốc nhanh chóng khiến những nơi mà kẻ lừa đảo dễ dàng tạo ra các mạng xã hội,trang web giả mạo, ứng dụng, email, hoặc tin nhắn để thực hiện hành vi lừa đảo mà không cần đầu tư nhiều công sức.

Sử dụng mạng xã hội ngày càng nhân rộng và sự gia tăng người dùng mạng xã hội tạo ra nhiều cơ hội cho kẻ lừa đảo để tiếp cận nạn nhân nhằm moi móc những sơ hở của người dùng để thực hiện hành vi lừa đảo. Những người sử dụng mạng xã hội thường dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân, nhờ đó đã tạo ra tạo điều kiện dễ dàng cho việc lừa đảo chở nên rất tinh vi.

Nhiều người sử dụng internet thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa của các tổ chức lừa chuyên nghiệp. Không nhận thức được các dấu hiệu của lừa đảo có thể khiến họ dễ dàng trở thành nạn nhân của chúng.

Nhận diện 22 hình thức lừa đảo chuyên nghiệp phổ biến trên mạng xã hội và điện thoại mới nhất

  1. Giả danh cơ quan pháp luật, người có chức vụ nhằm mạo danh lừa đảo người dùng kê khai tài sản cá nhân
  2. Gọi điện tự xưng nhân viên ngân hàng và hướng dẫn truy cập vào trang web giả mạo dụ dỗ nạn nhân nhập thông tin để chiếm đoạt tiền
  3. Lừa đảo nâng cấp SIM 4G yêu cầu nạn nhân nâng cấp SIM để chiếm quyền kiểm soát
  4. Lừa đảo trúng thưởng, nếu muốn nhận được phần thưởng lớn yêu cầu phải thanh toán phí
  5. Lừa đảo tình cảm, nhắn tin dụ dỗ nạp tiền để nhận quà đặc biệt
  6. Lừa đảo cộng tác viên bán hàng, đăng ký bán hàng yêu cầu chuyển tiền để nhận được phần trăm hoa hồng cao
  7. Giả danh cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo nợ tiền bảo hiểm và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền.
  8. Giả danh tổ chức từ thiện, yêu cầu nhập thông tin tài khoản ngân hàng để nhận tiền.
  9. Lừa cho số đề, số lô, hứa hoàn tiền nếu không trúng giải
  10. Hack tài khoản Facebook, Zalo để nhắn tin vay tiền người thân, bạn bè
  11. Thông báo người thân cấp cứu và yêu cầu chuyển tiền khẩn cấp. Để thanh toán viện phí trước
  12. Gửi link yêu cầu người dùng kích hoạt dịch vụ, đánh cắp thông tin tài khoản để đi lừa đảo
  13. Tạo sàn giao dịch ảo tham gia đăng ký nạp tiền nhận gấp đôi, yêu cầu chuyển tiền đặt cọc
  14. Mua bán hàng trực tuyến, tham gia mua hàng người mua yêu cầu phải thanh toán trước
  15. Chuyển tiền nhầm để ép vay chuyển khoản tiền vào tài khoản nạn nhân, sau đó yêu cầu trả lại như khoản vay.
  16. Giả danh công ty tài chính cung cấp các dịch vụ vay tiền với lãi suất thấp
  17. Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông, gọi điện thông báo lỗi vi phạm và phạt tiền
  18. Gọi điện khủng bố qua điện thoại đe dọa và quấy rối nạn nhân để đòi nợ.
  19. Giả danh lãnh đạo cấp cao lập tài khoản giả mạo lãnh đạo, yêu cầu vay tiền hoặc chuyển khoản.
  20. Giả danh nhân viên viễn thông yêu cầu đóng cước phí lớn hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
  21. Thông báo số thuê bao sắp bị khóa, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để xác minh.
  22. Tạo các sàn thương mại điện tử ảo, yêu cầu đặt cọc nhưng không giao hàng và chiếm đoạt tiền của người dùng

Screenshot 168

Các giải pháp phòng tránh lừa đảo hiệu quả

  • Người dùng luôn cập nhật thông tin về các hình thức lừa đảo mới để nhận diện và tránh bị mắc bẫy.
  • Không được cung cấp hình ảnh căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng. Đặc biệt luôn bảo mật mã OTP qua điện thoại
  • Kiểm tra và xác minh thông tin các toorc chức liên quan trước khi giao dịch chuyển tiền
  • Thận trọng với cuộc gọi từ số lạ, không thực hiện thoe các yêu cầu mà chúng hướng dẫn
  • Cài đặt và cập nhật phần mềm diệt virus trên thiết bị của bạn
  • Không nhấp vào các đường link lạ trên mạng xã hội : Facebook, Zalo,Instagram, TikTok
  • Đăng xuất tài khoản khi không sử dụng, để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn
  • Sử dụng xác thực hai yếu tố, kích hoạt tín năng bảo mật thông tin lên mức cao nhất

Đối phó với đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp

Screenshot 169

Checkluadao.vip là công cụ giúp người dùng phát hiện được đối tượng lừa đảo

Chúng tôi sẽ hướng dẫn người dùng có thể sử dụng công cụ checkluadao.vip để phát hiện ra những đối tượng lừa đảo ngay. Mọi người hãy làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đầu tiên truy cập vào trang Checkluadao.vip

Cc434108 E435 47a8 9142 Cbde9d5c38fe

 

Bước 2: Nếu muốn” Tra Cứu” SĐT/Trang web/STK/Tên ứng dụng lừa đảo, bạn hãy nhập thông tin vào chỗ mũi tên

597e751e 19ef 488e B77f 781f533aca42

Bước 3: Website sẽ kiểm tra và hiển thị ra kết quả ngay

2c07d529 2dd7 4d50 A665 1abffead76c2

 

 

Người dùng mạng xã hội cần chú ý trước các đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp. Điều quan trọng nhất không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài chính với người lạ qua điện thoại hoặc trực tuyến. Nếu cảm thấy nghi ngờ, không an toàn ngay lập tức ngắt cuộc trò chuyện và chặn thông tin liên lạc của bọn chúng lại. Thông báo với các cơ quan chức năng hoặc tổ chức mà kẻ lừa đảo giả mạo để họ có thể điều tra. Nếu có thông tin tài chính bị xâm phạm, hãy liên hệ với ngân hàng của bạn ngay lập tức.

Để có thể nhận diện các số điện thoại, tài khoản ngân hàng, các trang web hay các ứng dụng có thực sự an toàn hay không các bạn hãy truy cập vào website checkluadao.vip. Hãy luôn nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân để cùng nhau phòng tránh.